You are here: Trang chủ Bí quyết làm đẹp Tắm sao cho... khỏe, đẹp?

Tắm sao cho... khỏe, đẹp?

PDF.InEmail

Tắm không chỉ làm sạch cơ thể mà còn giúp tăng cường sức khỏe, giữ gìn vẻ đẹp, trẻ hóa làn da, tăng cường tuần hoàn dưới da, thải chất cặn bã trong cơ thể, hạn chế bệnh tật... Tuy nhiên, Để đạt được mục tiêu khỏe và đẹp, cần biết cách tắm...

Tắm đúng cách

Da là cơ quan quan trọng của cơ thể, có "nhiệm vụ” điều hòa nhiệt độ khi trời quá nóng hoặc quá lạnh, bài tiết chất cặn bã. Tắm đúng cách, nhiệt độ nước tắm phù hợp là một trong những cách chữa bệnh. Ngược lại, bạn có thể... "rước" bệnh vào người.

Khi trời nóng bức, "máy điều hòa nhiệt độ” trong não sẽ hạ lệnh cho da làm nhiệm vụ hạ nhiệt, để bảo đảm cơ thể luôn ở 37 độ C. Để tạo sự thoáng mát, toàn bộ chân lông sẽ mở "cửa sổ" cho mồ hôi thoát ra. Sự mất nước trên bề mặt da làm nhiệt độ hạ và ta cảm thấy mát hơn. Sự xuất mồ hôi còn là... "công trình phụ” của cơ thể, nhằm hỗ trợ hệ bài tiết thải chất cặn bã một cách nhanh chóng. Do đó, hành động nhảy ùm vào bồn tắm nước lạnh lúc mồ hôi đang túa ra cũng giống như mở cửa rước "giặc" vào nhà. Tất cả các "cửa sổ" chưa kịp đóng sẽ bị nước chiếm lĩnh, khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.

Để tránh bị nhiễm lạnh, cần chờ đến khi khô mồ hôi, báo hiệu "cửa sổ" vùng  lỗ chân lông đã khép kín, hãy tắm. Tắm nước lạnh là một trong những cách giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, không bị nhiễm lạnh khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, chẳng hạn như đang trong phòng máy lạnh, đi ra ngoài nắng. Để tắm được nước lạnh, cần tập dần dần, đầu tiên chỉ lau mình bằng nước lạnh vào sáng sớm. Vài ngày sau, khi cơ thể đã quen chịu lạnh, mới dội nước vào chân, tay rồi đến lưng, ngực.


Trong dân gian còn có bài thuốc chữa cảm cúm bằng cách tắm nước nóng. Từ vùng khí hậu ôn hòa đến vùng lạnh, chúng ta dễ bị hắt hơi, sổ mũi... Dùng thuốc thì sợ tác dụng phụ. Nếu vậy, phương thức trị bệnh thật đơn giản, nhỏ vài giọt dầu gió vào bồn nước nóng (380C) rồi ngâm người và tự xoa bóp toàn thân. Cốt lõi của bài thuốc là giữ nhiệt độ nước tắm luôn ở mức cơ thể cảm thấy ấm nóng. Sau "điều trị” có thể dùng thêm một ly trà gừng và xoa dầu vào lòng bàn chân. Tuy nhiên, phương thuốc này không phải có thể áp dụng cho bất kỳ ai! Theo Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM, những người có bệnh tim, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim thì không nên tắm nước nóng quá 370C, vì khi mạch máu vùng xa dãn nở, sẽ gây thiếu máu vùng nội tạng. Lúc này, tim phải tăng cường hoạt động để cung cấp đủ máu cho các cơ quan, dễ bị đột quỵ.

Những người, trời càng lạnh càng đau nhức (phong hàn thấp) nên tắm nước nóng sẽ giúp giảm đau nhức. Còn những người trời càng nóng càng đau nhức (phong thấp nhiệt) thì không nên tắm nước nóng, vì sẽ đau nhiều hơn. Đàn ông không nên tắm nước nóng quá 350C, vì nước nóng sẽ làm giảm "năng suất" của  "nhà máy" sản xuất tinh trùng, có thể gây vô sinh!

Nếu khó ngủ, hãy tắm nước ấm 30 - 35 độ, song song xoa bóp nhẹ nhàng cơ thể. Cách tắm này giúp cơ bắp thả lỏng (khi chúng ta suy nghĩ, làm việc, cơ bắp co lại), giảm bớt mệt mỏi, thần kinh êm dịu, dễ ngủ. Trong trường hợp công việc quá căng thẳng hay đang bị stress, cần pha thêm tinh dầu: hoa hồng, hoa cúc, xả, bạc hà, hương nhu... để giải tỏa mệt mỏi.

Những trợ thủ đắc lực

Tế bào da trên cơ thể chúng ta luôn đổi mới (chu kỳ từ tế bào trở thành tế bào sừng là 28 ngày). Khi tế bào da chết, chúng sẽ tự bong ra khi chúng ta kỳ cọ lúc tắm rửa. Tuy nhiên, không phải tế bào da nào cũng bong ra dễ dàng theo các động tác tắm. Vì vậy, cách một tuần nên tắm với các "trợ thủ” như sữa pha bùn, sữa pha nghệ, sữa pha đậu đỏ hoặc muối tắm...  một lần. Tế bào chết nằm nhiều nhất ở vùng khuỷu tay, đầu gối... Ở một số người, da vùng gót chân thường khô, dày lên và bị nứt. Để chân không bị những vết nứt làm mất thẩm mỹ và gây đau, BS Võ Thị Bạch Sương - Đại học Y Dược TP.HCM, khuyên: "Không nên dùng bàn chải chà hoặc dùng dao lam gọt da chai, mà nên tắm sữa dưỡng da và bôi kem làm ẩm vào gót!".

Ngày nay, các loại sữa tắm không đơn thuần chỉ làm sạch da mà còn có công dụng dưỡng da hoặc trị liệu, tùy vào nguyên liệu bổ sung. Ví dụ, mùi hoa oải hương giúp thư giãn, sảng khoái tinh thần. Tinh dầu sả giúp trí não cân bằng. Tuy nhiên, BS Võ Thị Bạch Sương khuyên, chỉ nên tắm sữa tắm mỗi ngày một lần, vì sữa tắm chứa chất tẩy rửa, làm thay đổi độ pH trên da, nếu lạm dụng, da dễ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. Trong trường hợp cơ thể mau dơ, nên tắm lần hai bằng nước hoặc tắm với Cetaphil, Physiogel làm sạch da mà không bị tổn thương.

Theo PhuNuOnline

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Security code
Refresh

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Phản hồi mới nhất

Gallery HLV CLB Yoga 298

may tinh bang-dien thoai vo go-sửa nhà

máy tính bảng-vỏ gỗ-sửa chữa nhà