Một số thảo dược có khả năng chữa trị và làm dịu vết thương. Tùy theo tình trạng vết thương, bạn có thể chọn cách chữa trị phù hợp:
Gừng và hoa cúc cam: Giúp làm dịu cơn đau nhức và chống sưng tấy.
Tắm với gừng trong nước nóng 38 độ C: Cho một muỗng xúp bột củ gừng vào nước tắm. Nhờ chức năng kích thích, nước tắm sẽ làm giảm những cơn đau nhức và phục hồi năng lực cơ thể.
Massage với hoa cúc cam: Pha loãng dầu hoa cúc cam với một ít dầu trái hạnh đào nguyên chất, dầu hoa hướng dương hoặc mầm lúa. Dùng dung dịch này massage vào buổi tối, sau khi đã tắm với nước nóng. Nên chà xát lên những vùng bị tổn thương.
Hoa kim xa và hoa cúc trường sinh: Người ta dùng hoa, lá và rễ của kim xa để chữa trị những vết trầy xướt. Hoa cúc trường sinh có tác dụng làm liền vết sẹo hoặc có thể dùng chữa những vết thương nhẹ.
Hoa kim xa dạng gel: Đây là sản phẩm dùng chăm sóc những vết bầm tím. Nó còn giúp giảm thiểu cơn đau. Thoa một lớp gel mỏng lên vùng tổn thương và massage cho đến khi hoàn toàn thấm vào vết thương.
Massage với hoa cúc trường sinh: Pha loãng một giọt dầu hoa cúc trường sinh với 1/2 muỗng cà phê dung dịch baze trung tính để massage. Nếu vết thương lan rộng, cần pha loãng ba giọt dầu với một muỗng cà phê dung dịch baze trung tính.
Cây hương thảo và cây oải hương: Cây hương thảo có tác dụng chống lại tình trạng co giật cơ. Ngoài việc làm dịu cơ bắp cây oải hương còn được dùng trong việc tạo cảm giác yên tĩnh và tập trung trí não.
Massage với cây hương thảo: Pha loãng từ 7 đến 10 giọt dầu hương thảo nguyên chất với 30 giọt dung dịch baze trung tính. Sau khi tắm với nước ấm 38 độ C, tiến hành massage lên những vùng bắp thịt bị đau nhức.
Tắm với cây oải hương: Pha loãng 20 giọt dầu oải hương nguyên chất với một dung dịch baze trung tính và hòa tan trong nước nóng. Nước tắm sẽ làm giảm đau nhức của các bắp thịt bị tổn thương.
Thanh Mai - PNO (theo Femme Actuelle)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|