You are here: Trang chủ Yoga & Cuộc sống Những điều chưa biết về yoga

Những điều chưa biết về yoga

PDF.InEmail

Nếu bạn quan tâm và tập luyện yoga, bạn nên dành thời gian để luyện tập mỗi ngày. Tập ít nhưng đều đặn vẫn tốt hơn là tập nhiều nhưng ngắt quãng (vài phút mỗi ngày vẫn tốt hơn là tập hàng giờ nhưng chỉ một hoặc hai lần/tuần). Sau đây là một số nguyên tắc nên áp dụng khi tập yoga: 1. Nên tập trên nền phẳng, rộng để có thể nằm thẳng lưng và vươn dài tay chân, chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh không bị quấy rối.

2. Không nên tập trên giường hay trên nệm cao su mềm. Dưới nền nhà nên trải một cái chăn mỏng gấp đôi hoặc gấp tư hay một cái chiếu.

3. Nên tập yoga khi rỗng bụng hoặc 3 giờ sau bữa ăn chính, 2 giờ sau bữa ăn nhẹ và 30 phút sau khi uống.

4. Cần mặc các loại quần áo rộng rãi, thoải mái để không gò bó cử động hoặc hơi thở của bạn, bạn có thể mặc quần dài thun bốn chiều, áo thun cotton thoáng mát, không nên mặc quần ngắn, áo thun có nút.

5. Trong kỳ kinh nguyệt nên tạm nghỉ vài ngày hoặc có thể thực hiện các tư thế nhẹ nhàng hơn. Tránh các tư thế lộn người và các tư thế tạo áp lực cho vùng khung chậu.

6. Tuyệt đối không đeo kính, không sử dụng dầu thơm (nước hoa) và không tập nơi có khói hương.

7. Thở ra và hít vào đều bằng mũi.

8. Tuỳ theo từng cấp (có 3 cấp), đầu tiên tập những động tác dễ mà bạn có thể tập sau đó hãy tập các động tác cao hơn. Ngừng ngay khi cảm thấy mệt. Nếu có động tác nào bạn đặc biệt thích thú, bạn có thể tập nhiều lần động tác đó nhưng không nên tập nhiều quá 5 phút.

9. Động tác thư giãn phải được kéo dài giữa 2 bài tập và kéo dài ít nhất là 1 phút.

10. Đối với những người có huyết áp cao và thấp không được tập trồng cây chuối. Nếu bạn bị cao huyết áp hay bệnh tim mạch, chỉ nên giữ các thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Nếu bị chứng huyết áp thấp (LBP), bạn nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.

11. Nếu bị các chứng về lưng hay thần kinh tọa, hãy tránh các động tác gập hay vặn người có thể gây đau đớn hoặc dẫn đến các triệu chứng khác như ngứa ran hoặc tê cứng chân. Bạn nên cong đầu gối lại khi tập các động tác gập người về phía trước.

12. Nếu bạn bị một chứng thoái vị nào đó hay bạn đã từng trải qua một cuộc phẫu thuật khoang bụng thì không nên tạo sức ép lên vùng bụng.

13. Nếu bị viêm khớp, bạn chỉ nên vận động ở phạm vi ngoài vùng bị đau, nhưng hãy để chúng nghỉ ngơi khi đang bị viêm tấy.

14. Nếu bạn bị viêm khớp cổ hay các vấn đề về cổ, bạn không được ngửa đầu ra sau trong các tư thế ngửa người ra sau và phải rất thận trọng với các động tác nghiêng hay xoay cổ.

15. Tập trung tư tưởng và đừng để bạn bị chi phối bởi bất cứ điều gì.

16. Trong những động tác tĩnh (trồng cây chuối, thư giãn…) hãy cố gắng tập hô hấp (hít và thở thật chậm).

17. Sau khi tập một tư thế, tim sẽ đập nhanh hơn, hơi thở không giữ được nhịp, vậy trước khi thở nhịp nhàng hãy thở cho hết mệt.

18. Sau mỗi buổi tập hãy nằm nghỉ ít nhất 5 đến 10 phút bởi năng lượng dự trữ trong cơ thể bạn không phải bị tiêu hao bởi cơ bắp mà là bởi nội tạng và hệ thần kinh, sau đó hãy uống một ly sữa hoặc nước lọc.

19. Trong lúc thực hành yoga, luôn chú ý đến bản thân, chăm sóc bản thân là điều rất quan trọng. Đừng bao giờ gắng sức quá mức để không gây áp lực và khó chịu cho cơ thể, luyện tập như vậy sẽ làm phản tác dụng.


Theo Mỹ Phẩm

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Security code
Refresh

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Phản hồi mới nhất

Gallery HLV CLB Yoga 298

may tinh bang-dien thoai vo go-sửa nhà

máy tính bảng-vỏ gỗ-sửa chữa nhà