You are here: Trang chủ Bí quyết làm đẹp Khỏe & Đẹp Xoa bóp, bấm huyệt phòng và trị bệnh

Xoa bóp, bấm huyệt phòng và trị bệnh

PDF.InEmail

Xoa-bopTheo BS CKII Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên Khoa Y học cổ truyền ĐH Y Dược TP.HCM, xoa bóp là một phương pháp phòng và chữa bệnh. Khi xoa bóp, bàn tay, ngón tay tác động lên da, thịt, gân, khớp của người bệnh, giúp chữa một số bệnh cấp tính cũng như mãn tính; phòng và chữa các chứng đau, liệt và rối loạn chức năng cơ thể.


Với các động tác thực hành xoa bóp tại nhà, cần chú ý đến hai vấn đề của điểm đau.

Nếu ấn vào chỗ đau, người bệnh cảm thấy tức, khó chịu, muốn gạt tay ra khỏi chỗ đau ngay (cự án), thì đây là bệnh vừa mới mắc phải. Khi xoa bóp, cần thực hiện các động tác nhanh, mạnh và trong thời gian ngắn, sau đó dùng một ít dầu nóng hoặc dầu cù là xoa vào chỗ đau. Thời gian xoa 10 phút.

Khi ấn vào thấy đau nhưng càng ấn càng dễ chịu (thiện án), thì bệnh này đã lâu. Người xoa phải làm nhẹ nhàng, tạo cảm giác dễ chịu. Thời gian xoa từ 15-20 phút.

Sau liệu trình từ ba-năm ngày mà chỗ đau không cải thiện, cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ để chẩn đoán, điều trị cho phù hợp.

• Các thủ thuật tác động lên da: có tác dụng khu phong, tán hàn, thông khí huyết, giảm sưng, giảm đau…

Xát: dùng tay lướt trên da theo hướng thẳng, đi lên, đi xuống hoặc sang trái, sang phải.

Xoa: dùng tay di chuyển theo hình vòng tròn trên da chỗ đau.

Miết: dùng ngón tay cái ấn chặt vào da rồi di động ngón tay theo hướng lên hoặc xuống, sang trái hoặc phải; đồng thời dùng sức đè xuống làm căng da của người bệnh.

Véo: dùng ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa kẹp da, kéo da lên và đẩy tới liên tiếp làm cho da luôn bị cuộn giữa các ngón tay. Có thể véo từng cái một hoặc vừa véo vừa di động đẩy tới.

Phát: dùng bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay hơi lõm, vỗ lên da nơi bị bệnh từ nhẹ đến nặng. Da sẽ bị đỏ lên do áp lực không khí trong bàn tay thay đổi.

• Các thủ thuật tác động lên cơ: thông khí huyết kinh lạc, giảm đau, mềm cơ…

Day: dùng cườm tay ấn xuống da, huyệt của người bệnh, rồi di động theo đường tròn. Day chậm hay nhanh, diện rộng hay hẹp, sức mạnh hay yếu là tùy tình hình bệnh và vị trí tác động.

Đấm: nắm hờ các ngón tay và dùng mô ngón út đấm lên nơi bị bệnh; mạnh hay yếu tùy thuộc lớp da dày hay mỏng, song phải có tác dụng thấm sâu vào cơ.

Chặt: mở bàn tay thẳng ra, dùng mô ngón út chặt liên tiếp vào nơi bị đau. Nếu làm ở đầu thì hai bàn tay chập lại, các ngón tay xòe ra, dùng ngón út vỗ vào đầu của người bệnh, ngón này sẽ đập vào các ngón tay kia phát ra tiếng kêu.

Lăn: dùng các khớp bàn, ngón tay; khớp ngón tay của các ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa. Với một sức ép nhất định, vận động khớp cổ tay để lăn các khớp ngón tay và bàn tay lần lượt trên bộ phận cần xoa bóp, vừa lăn vừa ấn trên cơ người bệnh.

Bóp: dùng ngón tay cái và các ngón tay kia ôm lấy khối cơ ở nơi bị đau, rồi bóp bằng hai ngón tay hoặc ba ngón tay, bốn ngón tay, năm ngón tay. Vừa bóp vừa kéo thịt lên, không để cơ hoặc gân trượt dưới tay vì sẽ gây đau.

Vờn: hai bàn tay hơi cong, bao lấy một khối cơ, rồi chuyển động hai tay ngược chiều nhau, kéo cả cơ người bệnh chuyển động theo, khối cơ lay động giữa hai bàn tay. Dùng sức vừa phải, vờn từ trên xuống hoặc từ dưới lên giống như đẩy, lắc. Thường dùng ở chân, tay, vai, lưng, sườn.

• Thủ thuật tác động lên huyệt: thông kinh lạc, giảm đau ở huyệt và tạng phủ, hoặc khớp có quan hệ với huyệt.

Ấn, day huyệt: dùng đầu ngón tay cái đè vào huyệt, rồi giữ nguyên ngón cái chừng 20-30 giây. Hoặc có thể di động ngón tay theo hình tròn.

Điểm huyệt: dùng ngón tay giữa để thẳng, ngón tay trỏ hơi cong lên và để trên lưng của ngón giữa, ngón cái để phía bên dưới trong ngón giữa để đỡ cho ngón giữa. Tác động thẳng góc và từ từ vào huyệt. Nếu huyệt sâu như hoàn khiêu hoặc nơi có cơ dày, dùng ngón tay không đủ sức thì dùng khuỷu tay tác động thẳng góc vào huyệt. Cách điểm huyệt chia làm ba thì:

Thì một: dùng ngón giữa, tác động từ nhẹ đến nặng, dần dần điểm sâu xuống huyệt rồi không động nữa.

Thì hai: trên huyệt đó, rung nhẹ ngón tay, mục đích là tăng cường kích thích lên huyệt (khoảng một-hai phút).

Thì ba: dần dần nhấc ngón tay lên, nhưng không rời da, sau đó làm lại các động tác trên khoảng năm lần.

Bấm huyệt: dùng ngón tay cái nhấn mạnh vào huyệt, động tác mạnh, nhanh, đột ngột. Thường dùng ở huyệt nhân trung, thập tuyên. Tác dụng khai khiếu, làm tỉnh người.

HOA LÀI (ghi)
Theo Báo Phụ Nữ TP.HCM

 

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Security code
Refresh

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Phản hồi mới nhất

Gallery HLV CLB Yoga 298

may tinh bang-dien thoai vo go-sửa nhà

máy tính bảng-vỏ gỗ-sửa chữa nhà