You are here: Trang chủ Bí quyết làm đẹp Chăm sóc móng theo nghề nghiệp

Chăm sóc móng theo nghề nghiệp

PDF.InEmail

cham-soc-mong-clb-yoga-298

Chăm sóc và trang điểm cho bộ móng thế nào để vừa thể hiện cá tính, thẩm mỹ mà vẫn thuận tiện và phù hợp với môi trường làm việc. Sau đây là một số ý kiến tư vấn về chăm sóc và trang trí móng theo từng dạng nghề nghiệp.

Nhân viên văn phòng: trong môi trường làm việc tương đối trang trọng, nên chọn loại màu trong với những tông màu thật nhã nhặn, có thể điểm họa đường nét đơn giản như sọc, chấm tròn, hoa lá nét đơn… Phối màu hài hòa, nhẹ nhàng, không quá tương phản, vừa tạo sự mềm mại, tôn lên vẻ đẹp bàn tay, vừa tạo được cảm giác thư giãn khi làm việc mà vẫn thể hiện sự lịch sự, đứng đắn. Nên cắt móng dạng vuông hoặc bầu ngắn để thuận tiện đánh máy. Nếu có móng mỏng dễ gãy, có thể đắp móng giả như móng bột hoặc móng gel nhưng kích thước không nên dài hơn móng thật. 

Doanh nhân: để thể hiện sự lịch lãm, quý phái, quý bà quý cô nên chọn sơn tông màu đậm như màu nâu sẫm, tím than, hồng đậm, đỏ bordeaux, màu nho… Những họa tiết trang trí cách điệu có xu hướng hơi cứng, không quá mềm mại, có thể điểm thêm hạt pha lê trang trí tạo điểm nhấn tôn lên vẻ đẹp quý phái.

Nhân viên quan hệ khách hàng như marketting, tiếp thị… cần để móng sao cho thể hiện sự gọn gàng, năng động, lịch sự và thân thiện để gây ấn tượng tốt với đối tác. Những gam màu trẻ trung, tươi sáng như trắng sữa, hồng, vàng, cam… là sự lựa chọn dễ chịu. Những họa tiết trang trí nhẹ nhàng hoặc khối hình lập thể màu sắc được phối theo phong cách riêng còn giúp bạn thể hiện cá tính và gây ấn tượng ban đầu. Móng cần được cắt ngắn và dũa gọn gàng.


Nhân viên làm tóc, massage, make up… Bạn có thể để móng “mộc” và sạch sẽ, gọn gàng. Nếu muốn vẽ trang trí, cần chú trọng đầu tư vào việc lựa chọn màu sắc, họa tiết vì chính bộ móng sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởng vào thẩm mỹ và sự an toàn từ bạn hoặc cũng có thể là ngược lại. Gam màu sơn nhẹ nhàng, hài hòa sẽ tạo cho đôi tay bạn cảm giác mềm mại hơn và cảm giác dễ chịu cho khách hàng. Đối với mỗi công việc, bạn cần để độ dài móng phù hợp, làm make up có thể để móng tương đối dài nhưng nhân viên massage lại cần cắt gọn.

Nhân viên ngành y tế, thực phẩm: Cắt dũa móng gọn gàng, chăm sóc để giữ móng luôn sạch sẽ. Những người làm nghề này không nên sơn hay vẽ trang trí lên móng vì rất dễ tạo cảm giác thiếu an toàn và mất vệ sinh.

 

Pang Mỹ Nguyên
Theo Báo Phụ Nữ TP.HCM

 

Quy trình chăm sóc móng

• Sau khi làm sạch và cắt móng

- Sơn dưỡng bảo vệ móng.

- Sử dụng sáp dưỡng móng và vùng da quanh móng tay.

- Sử dụng dụng cụ làm bóng, phẳng bề mặt móng và tạo hình cho đầu móng tay.

- Dùng khăn ẩm lau móng để lấy đi lớp sáp dưỡng còn dư và làm sạch bụi dưỡng móng tay.

- Sơn một lớp dưỡng cho móng hư tổn, dễ gãy nếu cần thiết.

- Sơn một lớp sơn lót để bảo vệ móng không bị vàng.

- Sơn hai lớp sơn màu yêu thích.

- Sơn một lớp phủ bảo vệ màu móng (hoặc có thể thay thế bằng lớp sơn móng loại trong suốt).

• Các sản phẩm chăm sóc móng

- Đánh bóng bề mặt móng tay: một mặt nhám làm phẳng mịn; một mặt trơn làm bóng bề mặt móng.

- Sơn dưỡng dành cho móng hư tổn: cần thiết cho những người có móng giòn, yếu, dễ gãy; sử dụng trước lớp sơn lót.

- Sơn lót: ngăn vàng móng; giúp lưu giữ màu sơn luôn tươi mới và hạn chế bong tróc; sử dụng trước lớp sơn nền.

- Sơn dưỡng bảo vệ móng: cung cấp dưỡng chất giúp móng chắc khỏe hơn; sử dụng trước lớp sơn lót.

- Sơn phủ: giúp màu sơn luôn bóng và bền màu; sử dụng sau hai lớp sơn nền và nên tiếp tục sử dụng ba - bốn ngày/lần để duy trì màu sơn lâu hơn.

- Sáp dưỡng móng và vùng da quanh móng tay: cung cấp vitamin E tức thì giúp săn chắc móng và dưỡng ẩm cao vùng da quanh móng; hạn chế lớp da chết xung quanh móng.

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Security code
Refresh

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Phản hồi mới nhất

Gallery HLV CLB Yoga 298

may tinh bang-dien thoai vo go-sửa nhà

máy tính bảng-vỏ gỗ-sửa chữa nhà