You are here: Trang chủ Yoga & Cuộc sống Thiền & Triết lý Yoga Tin Cậy, Thành Tâm, Thiền Và Yoga

Tin Cậy, Thành Tâm, Thiền Và Yoga

PDF.InEmail

“Chúa thượng, xin hãy dạy con bí mật vĩnh hằng và con đường cao quí của brahmavidya, con đường mà các hiền nhân bao giờ cũng bước đi, và qua nó trí huệ đã làm tan biến các hành động xấu quá khứ của họ và đã kinh nghiệm chân lí tối thượng.”

 

Đại Chúa tể Brahma nói: “Để kinh nghiệm thực tại tối thượng, người ta trước hết phải nương náu ở tin cậy, thành tâm, thiền và yoga.”Hãy cố gắng hiểu bốn từ này. Shraddha, tin cậy, là điều đầu tiên được nhắc tới. Nghĩa của tin cậy là gì? Từ này quen thuộc với chúng ta, nhưng bản chất của tin cậy lại tuyệt đối không được biết tới. Tin cậy là hiện tượng rất phức tạp, rất phức tạp. Nó phức tạp bởi vì chúng ta thậm chí không có khái niệm nhỏ nhất về nghĩa của tin cậy là gì. Chúng ta hãy hiểu nó từ hai hay ba góc độ khác nhau.

Thứ nhất: tin vào điều chúng ta có thể tin thì không phải là tin cậy. Chấp nhận điều trí tuệ chúng ta có thể chấp nhận không phải là tin cậy. Tin điều có thể được hỗ trợ bởi lí trí của chúng ta thì không phải là tin cậy. Tin cậy là đồng ý với điều trí tuệ chúng ta là gì thì sẽ không sẵn lòng chấp nhận, tin cậy đồng nghĩa với lí trí của chúng thì sẽ không sẵn lòng chấp nhận. Đó là khả năng duy nhất dường như là điều không thể được… việc chấp nhận cái không thể được là tin cậy. Đây là lí do tại sao tin cậy lại là sự táo bạo tối thượng.

Ai đó hỏi Soren Kierkegaard, “Sao ông lại tin cậy vào Thượng đế?”
Kierkegaard nói, “Nếu mà tôi biết tới lí do, thì đã không cần tin cậy rồi. Có thể Thượng đế thấy ra điều là một ngày nào đó tôi không tìm thấy lí do, bởi vì vào ngày tôi có lí do, tin cậy sẽ biến mất. Tôi không có lí do.” Kierkegaard cũng nói rằng không ai biết được lí do, nhưng chừng nào con người còn sống bên trong các giới hạn của lí do, người đó sống bên trong trí năng. Khi người đó nối với cái ở bên ngoài lí do, tin cậy bắt đầu.

Dường như không có lí do chút nào để chấp nhận sự tồn tại của Thượng đế. Nếu bạn chỉ tìm kiếm lí do, khoa học sẽ cho bạn lí do về mọi thứ. Nếu bạn chỉ tìm kiếm sự hợp lí, tôn giáo không cần cho việc đó; triết học là đủ, nó cho bạn tất cả mọi sự hợp lí. Nhưng cho dù bạn có đi tới biết tất cả các lí do, thế thì sự tồn tại của những lí do này sẽ dường như ở bên ngoài lí do.
Tôi hiện hữu - đây là tính toàn bộ mà không có lí do. Cho dù tôi thấy rằng tôi hiện hữu bởi vì các kiếp sống quá khứ của mình, thế thì dường như không có lí do cho các kiếp sống quá khứ. Dù tôi có thể lùi xa bao nhiêu cũng chẳng thành vấn đề - tôi có thể cứ làm cho từng kiếp sống trước của mình thành lí do cho kiếp sống này - dầu vậy toàn thể dây chuyền của tất cả các kiếp sống trước của tôi sẽ không có lí do.

Sao cái cây này lại tồn tại? Bạn có thể phát hiện ra rằng nó hiện hữu bởi vì hạt mầm đã được trồng - nhưng thế thì tại sao hạt mầm có đó? Chúng ta chỉ đẩy lí do lùi lại thêm: hạt mầm đã ở trên cây nào đó và thế rồi cây đã ở trong hạt mầm nào đó… và dây chuyền này là vô tận. Nhưng tại sao dây chuyền các biến cố này lại có đó ngay chỗ đầu tiên? Điều rất đáng quan tâm là lí do chỉ đem bạn vào dây chuyền nhiều lí do hơn. Cũng như tôi đã nói rằng khoa học chỉ đẩy dốt nát ra xa thêm một bước, việc tìm kiếm các lí do cũng chỉ đẩy dốt nát đi xa thêm một bước: lí do có thể được tìm thấy ở một bước xa hơn - nhưng câu hỏi này vẫn còn như nó vậy.

Toàn thể luồng cuộc sống là tuyệt đối không có lí do vậy mà nó vẫn hiện hữu. Cái mà không có lí do cũng tồn tại. Mối quan hệ tình yêu với nó được gọi là tin cậy.

Chính chìa khoá thứ nhất là về tin cậy. Tính tôn giáo thậm chí không thể bắt đầu mà không có tin cậy. Không có tin cậy thì những điều khác là có thể, nhưng không có tính tôn giáo. Do đó tính tôn giáo là hiện tượng bí ẩn nhất trên thế giới. Trong con mắt của thế giới, mang tính tôn giáo là tương đương với điên khùng. Nếu người ta không thực sự điên khùng, người ta không thể trở nên mang tính tôn giáo được. Tin cậy là điên khùng hoàn toàn. Nghĩa của tin cậy là ở chỗ bạn lấy bước nhảy lượng tử. Khi tất cả các logic và lí do đã bị vét cạn, ở đó bạn lấy cú nhảy; chỗ con đường chấm dứt, ở đó bạn lấy bước nhảy.

Sẽ là tốt để hiểu điều này: logic là tuyến tính, tin cậy là bước nhảy. Logic là tuyến tính, nó bao giờ cũng được nối với cái đã xảy ra trước đó, nó bao giờ cũng được nối với quá khứ. Logic nói tại sao là cái gì đó; nó tìm lí do, lí do bao giờ cũng sẵn có. Tin cậy nói: nó hiện hữu, nó chỉ hiện hữu, và không có lí do tại sao. Cho nên nếu một người quá logic người đó sẽ không có khả năng đi vào cho dù là tình yêu thông thường, bởi vì không có lí do cho tình yêu. Tất cả các lí do mọi người tìm ra cho tình yêu của họ đều là bịa đặt ra về sau. Tình yêu xảy ra trước hết, thế rồi bạn tìm lí do cho nó về sau. Bạn thấy một người, gợn sóng nào đó nảy sinh bên trong bạn, và tình yêu xảy ra.

Nhưng con người mang tính hợp lí - con người thậm chí không thể yêu mà không có lí trí về nó. Con người tìm lí do: tính con người, khuôn mặt đẹp hay hành vi đẹp, và vân vân. Con người cố gắng tìm lí do nào đó, nhưng điều này tất cả đều là về sau, nó tới muộn về sau. Trước hết tình yêu xảy ra; lí do theo sau. Thế rồi bạn nghĩ lí do tới trước và tình yêu đã theo sau. Nhưng hiện tượng yêu xảy ra theo cách dường như chiếc xe bò tới trước và con bò kéo tới sau. Thế rồi bạn gắn mọi thứ vào theo trật tự nào đó: bạn đặt con bò vào trước và chiếc xe đằng sau nó; thế thì nó tất cả đều suôn sẻ và có trật tự. Nhưng tất cả những điều có ý nghĩa trong thế giới này xảy ra mà chẳng có lí do.

Tin cậy sẽ là điều rất khó cho những người chưa bao giờ rơi vào tình yêu. Trong cuộc sống nơi ngay cả một hiện tượng thông thường như yêu đã không xảy ra, thì hiện tượng phi thường như tin cậy sẽ không xảy ra đâu. Tình yêu nghĩa là điều không thể được đã xảy ra giữa hai người. Tình yêu nghĩa là bước nhảy của điều không thể được đã xảy ra giữa hai người - và tin cậy là việc xảy ra của điều không thể được giữa cá nhân và cái toàn thể. Khi tình yêu xảy ra giữa bạn và cái toàn thể, nó là tin cậy; khi cùng hiện tượng này xảy ra giữa người này và người khác, nó là tình yêu.

Tình yêu có giới hạn, nhưng tin cậy không có giới hạn. Do đó tình yêu bị cạn kiệt, nhưng tin cậy không bao giờ cạn kiệt. Tình yêu xảy ra, nở hoa và tàn phai, nhưng tin cậy không bao giờ tàn phai. Tình yêu chỉ là tạm thời - khoảnh khắc đó được kéo căng ra bao lâu cũng chẳng thành vấn đề - nhưng tin cậy là vĩnh hằng. Cho nên người đi tìm cái vĩnh hằng trong tình yêu là đang nhìn vào chỗ sai. Người đó nên tìm cái vĩnh hằng chỉ trong tin cậy.

Tin cậy… Chìa khoá thứ hai là bhakti, thành tâm. Tin cậy là việc xảy ra bên trong, thành tâm là cách diễn đạt của nó. Tin cậy xảy ra bên trong, tin cậy là kinh nghiệm bên trong. Nếu tin cậy đã xảy ra cho một người, người đó được trút đầy với cảm giác đó về điều không thể được, cái không biết và sự tồn tại bí ẩn mà chúng ta gọi là tình yêu; nếu người đó bắt đầu thấy người yêu trong tảng đá và cây cối và các vì sao, thì người đó bắt đầu thấy người bạn tối thượng hay người yêu tối thượng đang ẩn kín ở mọi nơi, thế thì đó là tin cậy - và thành tâm là cách diễn đạt của nó.

Bây giờ dù người đó đi bất kì đâu, ngồi hay đứng, dù người đó làm bất kì cái gì, tin cậy của người đó sẽ biểu lộ trong mọi thứ… trong mọi thứ! Biểu lộ này là sự thành tâm. Ngay cả khi một người như vậy đi tới cây cối thì người đó sẽ ngồi dưới cây chỉ sau khi chào mừng nó một cách kính cẩn. Nếu cây cho người đó bóng mát người đó sẽ để lại sau đó việc biết ơn nó.
Gần đây, một hiện tượng rất lạ đã xảy ra trong khoa học phương Tây. Một nhà khoa học người Nga và một nhà khoa học Mĩ cả hai cùng phát minh một thứ rất kì lạ bằng những con đường khác nhau. Tôi muốn nhắc tới nó cho bạn. Cả hai nhà khoa học, chẳng hề quen biết nhau, đã riêng biệt làm những thực nghiệm để tìm ra liệu có thể đo được cảm giác bên trong của một người không. Một số thực nghiệm đã thành công. Nếu một người bỗng nhiên đầy sợ hãi, nhịp tim người đó, nhịp thở của người đó và mạch của người đó sẽ thay đổi, các tuyến mồ hôi của người đó sẽ bắt đầu vận hành khác biệt, chất bài tiết thân thể của người đó sẽ thay đổi; nhiều thay đổi hoá chất sẽ xảy ra trong người đó. Và các nhà khoa học bây giờ biết rằng cũng có sự thay đổi tức thời trong luồng điện thân thể, điều chúng ta gọi là prana. Tất cả những điều này có thể được đo đạc, và bây giờ có những dụng cụ qua đó tất cả những điều đó có thể được đo.

Giả sử bạn đang ngồi với dụng cụ này được nối với thân thể bạn qua dây dợ, và bỗng nhiên ai đó chĩa súng vào ngực bạn: dụng cụ này sẽ chỉ ra khối lượng sợ hãi mà bạn đang kinh nghiệm. Thế rồi giả sử kẻ cướp có súng đó bắt đầu cười và nói anh ta chỉ đùa thôi: dụng cụ này sẽ lập tức chỉ ra rằng nỗi sợ của bạn đang biến mất, rằng bạn thảnh thơi, rằng tất cả luồng năng lượng và các quá trình hoá học đang trở lại hình mẫu bình thường của chúng. Hay, nếu người yêu của bạn mới vào phòng, điều đó nữa cũng sẽ chỉ ra trên dụng cụ này.

Thế rồi các nhà khoa học này nghĩ rằng điều đó là hiểu được với con người, nhưng liệu có thể đo được cho con vật không? Vậy thì chúng ta có khả năng hiểu con vật nữa. Chừng nào chưa có điều này thì chúng ta còn không thể biết được con vật, chúng ta chẳng có ý tưởng nào về cái gì xảy ra bên trong chúng. Nhưng vì kinh nghiệm bên trong có thể đo được trong con người, nên người ta cũng thử cho con vật nữa. Người ta khám phá ra rằng có thể đo được con vật thậm chí còn chính xác hơn, bởi vì những thay đổi xảy ra trong chúng thậm chí còn mang tính chất tuyên bố nhiều hơn. Cho nên các nhà khoa học này nghĩ, “Liệu có thể đo được cây không? Những thay đổi cũng sẽ xảy ra trong cây cối chứ?” Họ đã không nghĩ như vậy, nhưng họ đã làm thực nghiệm để xem liệu nó có thể được không, và họ đã ngạc nhiên.

Họ gắn dây dợ vào cây, vào bụi hồng, điều sẽ báo cho dụng cụ cái gì đang xảy ra cho cây cối. Thế rồi nhà khoa học này đem một cái cưa điện tới gần cây này, và trong khi ông ta đang nghĩ về việc chặt cây, bỗng nhiên mắt ông ta bắt gặp cỗ máy: kim của nó chuyển động nhanh sang vùng sợ. Ông ta phân vân. Ông ta đã từng cho rằng cái gì đó có thể xảy ra khi ông ta thực sự chặt cây, nhưng ông ta mới chỉ mang cưa tới gần cây thôi. Ông ta chỉ mới nghĩ, một ý tưởng trong tâm trí ông ta, chặt cây. Cây có bắt được ý nghĩ và cảm giác của chúng ta không? Và điều đáng ngạc nhiên là sự mãnh liệt của tín hiệu do cây phát ra thậm chí còn rõ ràng hơn với con vật. Điều này làm cho nhà khoa học đó hứng khởi thực hiện hàng trăm thực nghiệm, bởi vì ông ta không thể nào tin được vào mắt mình - rằng chỉ mới từ ý nghĩ của ông ta, còn chưa thành hành động thực tế, cây đã bị ảnh hưởng và đã có thay đổi trong chính bản thể của cây.

Thế rồi ông ấy đã làm một thực nghiệm duy nhất khác. Có hai cây, một cây ông ấy không định chặt còn cây kia được để gần để chặt, nhưng dụng cụ được gắn vào cây thứ nhất. Khi ông ấy đi tới cây thứ hai với ý định chặt nó, cây thứ nhất cho tín hiệu sợ hãi! Khi ông ấy bắt đầu chặt cây thứ hai, cây thứ nhất cho chỉ dẫn sợ hãi và đau đớn và cũng có thay đổi hoá học trong cây này.

Đây là những điều có thể được đo bằng dụng cụ khoa học, nhưng chúng cũng đã được biết tới qua kinh nghiệm về tin cậy. Những người đầy thành kính tin cậy cũng kinh nghiệm cùng cuộc sống vũ trụ trong từng chiếc lá, trong từng hòn đá - và thành tâm là diễn đạt về kinh nghiệm đó. Người đó cư xử cứ dường như toàn thế giới là người yêu của mình, cứ dường như có tình bạn bên trong với toàn thể sự tồn tại này.

Cho nên một người tôn thờ cây cối thì có vẻ điên khùng đối với bạn. Điều đó có vẻ thế đối với bạn bởi vì bạn không nhận biết về khoa học bên trong. Có thể là bản thân con người không nhận biết về điều đó, rằng người đó cũng có thể chỉ làm điều đó theo truyền thống - nhưng thế thì nó cực kì vô nghĩa. Bạn có quyền gọi một người là tuyệt đối điên khùng khi người đó ra chào dòng sông với đôi tay khoanh lại, nhưng bạn đúng chỉ nếu người đó đang làm điều đó theo thói quen. Nếu điều đó nảy sinh từ trái tim người đó, thế thì bạn hoàn toàn sai. Loại quan hệ này có thể nảy sinh ngay cả với dòng sông, loại quan hệ này có thể nảy sinh ngay cả với cây cối, hay với tượng đá; nó có thể nảy sinh với bất kì cái gì. Một khi thành kính tin cậy được sinh ra, thế thì thành tâm sẽ theo nó như cái bóng.
Hiền nhân của Upanishad này đã đặt thiền sau thành tâm. Nếu có thành tâm trong trái tim bạn, thế thì bạn không thể tưởng tượng được nó sẽ đưa tâm trí bạn vào thiền dễ dàng thế nào. Nếu có tin cậy, thế thì thành tâm theo nó như cái bóng. Nếu có tin cậy và thành tâm theo nó như cái bóng, thế thì thiền sẽ theo như hương thơm. Thiền trở thành khó bởi vì bạn không biết tin cậy cũng chẳng thành tâm và bạn phải cố thiền trực tiếp. Nhưng cố thiền trực tiếp sẽ tạo ra khó khăn, bởi vì thế thì bạn phải đặt nỗ lực rất lớn vào thiền và dầu vậy kết quả sẽ không được là bao bởi vì hai chất liệu căn bản lại không có đó.

Người tràn đầy tình yêu với toàn thể sự tồn tại, người ngồi và đứng và người thậm chí nháy mắt bằng sự thành tâm, người có từng và mọi cử chỉ đầy những thành tâm hướng tới thế giới, sẽ không có vấn đề gì khi đi vào thiền. Người đó đơn giản nhớ tới thiền và người đó sẽ ở trong thiền bởi vì không có xung khắc, không có căng thẳng trong người đó. Căng thẳng đi vào khi bạn nghĩ rằng thế giới này là kẻ thù. Căng thẳng tới khi bạn cảm thấy sự tồn tại là đối lập với mình, nơi đấu tranh cứ tiếp diễn mãi, chiến tranh. Không căng thẳng, người thành tâm đi vào trong thiền, giống như thế đó.

Đây là lí do tại sao người thành tâm đã đi xa thế khi nói, “Thiền gì, công phu tâm linh gì?” Có lí do cho điều này. Người thành tâm nói, “Thiền gì, công phu gì?” bởi vì thành tâm là đủ. Và họ đang nói đúng. Họ đúng đấy: không phải bởi vì thiền là vô nghĩa, mà bởi vì thiền xảy ra cho họ một cách tự phát. Một Meera nhảy múa và cô ấy đi vào thiền; cô ấy chưa bao giờ học kĩ thuật thiền nào cả. Một Chaitanya chơi kirtan, ca hát và nhảy múa thành tâm, và anh ta tuột vào thiền. Anh ta không có khái niệm thiền: “Cái gì? Thiền á?”

Một sự vụ rất thú vị xảy ra trong cuộc sống của Chaitanya. Chaitanya nghe nói rằng một nhà yoga lớn đang cắm trại ở gần làng này, và mọi người tới ông ấy để học thiền. Chaitanya nghĩ, “Mình cũng nên tới nhà yoga này để học thiền.” Nhưng ông ta thực sự ngạc nhiên, bởi vì khi ông ta tới đó thì nhà yoga lại sụp xuống chân Chaitanya! Chaitanya nói, “Ông làm gì thế? Tôi đã tới để học thiền của ông! Tôi đã nghe nói rằng nhiều người tới để học thiền từ ông, cho nên tôi nghĩ rằng tôi cũng nên tới học.”
Nhà yoga trả lời, “Nếu ông muốn học thiền, thế thì ông phải tới trước khi thành tâm xảy ra cho ông. Ông đã trong thiền rồi, nhưng ông thậm chí còn không nhận biết về điều đó!”

Người thành tâm không biết rằng mình đang trong thiền bởi vì với người đó thiền là sản phẩm phụ; nó theo người đó. Nó có đó như một kết quả tự phát từ tin cậy và thành tâm của người đó.

Và chính điều cuối cùng là yoga. Khi người ta đã làm chủ thiền, yoga sẽ tới theo cách riêng của nó. Nhưng mọi người lại làm chính điều ngược lại: mọi người bắt đầu bằng yoga và thế rồi họ thực hành thiền. Thế thì họ nghĩ họ có thể đem thành tâm tới bằng cách nào đó theo cách thao túng sự việc cách này cách nọ, và họ trông đợi bằng cách nào đó tìm ra tin cậy ở chỗ cuối cùng. Nhưng khi tâm trí con người trượt vào trong thiền, thế thì thân thể người đó sẽ đi vào yoga. Yoga là việc xảy ra trong thân thể còn thiền là việc xảy ra trong tâm trí.

Hãy hiểu điều đó theo cách này: tin cậy mang tính vũ trụ, nó là ý thức về cái toàn thể; thành tâm là cái gì đó của linh hồn, ý thức về cá nhân. Thiền đặt quan hệ với tâm trí, yoga đặt quan hệ với thân thể. Điều chúng ta làm là chúng ta bắt đầu với thân thể, thế rồi chúng ta đi vào trong tâm trí, thế rồi đi tới linh hồn và thế rồi tới cái toàn thể. Nhưng hiền nhân này nói:

Trước hết tin cậy hướng tới cái toàn thể, thế rồi thành tâm trong linh hồn, thế rồi thiền trong tâm trí và thế rồi yoga trong thân thể. Nếu người ta tiếp tục theo thứ tự này thế thì từng bước tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn và tự nhiên hơn. Nếu người ta đi theo trình tự ngược của điều này, từng bước tiếp sẽ cứ trở nên khó khăn hơn. Với người bắt đầu bằng yoga, thiền sẽ khó khăn hơn cho người đó. Đây là lí do tại sao những người bắt đầu với yoga thường dừng lại tại yoga. Họ dừng lại tại điệu bộ thân thể và tất cả nghỉ ngơi, và họ chưa bao giờ chạm tới thiền. Nếu bạn bắt đầu với thiền, thành tâm sẽ là khó. Do đó thiền nhân thường dừng lại ở thiền và họ không bao giờ đạt tới thành tâm. Và người bắt đầu bằng thành tâm sẽ thường dừng lại ở thành tâm: người đó sẽ không có khả năng đạt tới tin cậy tối thượng. Cuộc hành trình này bắt đầu từ trung tâm bên trong, và trung tâm đó được gọi là tin cậy. Vòng tròn thứ hai là thành tâm, vòng tròn thứ ba là thiền và thứ tư là yoga.

Nếu tâm trí đã đi vào thiền, thân thể sẽ đi vào yoga theo cách riêng của nó. Nhiều người tới tôi và báo cáo, “Khi chúng tôi thiền, tất cả mọi điệu bộ thân thể đều bắt đầu xảy ra theo cách riêng của chúng, và chúng tôi chẳng có ý tưởng nào về điều đang xảy ra.” Vâng, chúng sẽ xảy ra. Khi tâm trí thay đổi qua trạng thái thiền bên trong, thân thể sẽ phải thay đổi trạng thái của nó ngay lập tức và điều chỉnh bản thân nó tương ứng theo tâm trí.

Bốn chìa khoá này là rất quí giá, trình tự của chúng là quí giá nhất.

Hãy bắt đầu bằng tin cậy

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Security code
Refresh

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Phản hồi mới nhất

Gallery HLV CLB Yoga 298

may tinh bang-dien thoai vo go-sửa nhà

máy tính bảng-vỏ gỗ-sửa chữa nhà